contact@infox.vn (028)66.835.000 - 0932.784.000

Tìm hiểu mô hình Co-working Space và tình trạng hiện nay tại Việt Nam

Co-working Space là khái niệm khá mới với nhiều người Việt Nam nhưng dần đang phổ biến hơn đặc biệt trong cộng đồng startup (khởi nghiệp). Bài viết này xin chia sẻ những hiểu biết cơ bản nhất về Co-working đến các bạn.

Co-working Space không gian làm việc chung

Mô hình Co-working Space tiếp tục phát triển trong thời gian tới

Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu Co-working space là gì?

Co-working Space – chính là mô hình cung cấp không gian làm việc chung, được tạo dựng gồm hai yếu tố chính: Tiện ích và Cộng đồng. Những tiện ích mà một coworking space hiển nhiên phải đáp ứng, ít nhất cơ bản là đủ, để người tham gia có thể làm việc. Thường thấy, các dịch vụ mà mô hình coworking space cung cấp cho khách hàng gồm có chỗ ngồi cố định, chỗ ngồi tự do cho thành viên hoặc khách ghé qua; kết hợp với các tiện ích như bếp ăn, máy in, dịch vụ lễ tân văn phòng, phòng họp… sự phong phú tiện ích tùy vào các mức đầu tư. Ngoài ra tùy từng co-working space họ có thể mở thêm dịch vụ văn phòng ảo, thành lập công ty phục vụ cho các start-up.

Tuy vậy, sẽ là không đủ để được xem là Không gian làm việc chung nếu chỉ dừng ở việc cung ứng những dịch vụ nêu trên. Vậy yếu còn thiểu yếu tố gì để tạo nên co-working space trọn vẹn? Đó chính là tính Cộng đồng – mang tính chất sống còn, “linh hồn” của một co-working space. Có nhiều người khi nghe về dịch vụ của coworking space họ hình dung ngay đó mô hình kinh doanh bất động sản dưới hình thức chia nhỏ diện tích không gian mặt bằng mà mình có để cho thuê lại (thực chất cũng không phải là sai). Nhưng để xây dựng một không gian làm việc chung chuyên nghiệp thực sự, ban quản trị phải có khả năng tạo điều kiện cho các thành viên tương tác, giao và từ đó khuyến khích nảy sinh những cơ hội hợp tác cho mọi người tham gia.

Công việc xây dựng cộng đồng trong coworking space thực chất không phải đơn giản nếu không muốn nói là rất phức tạp. Để thực hiện công việc này, có một bộ phận chuyên trách với chức danh khá lạ Community Manager (tạm dịch là Quản lý Cộng đồng). Những việc của vị trí này là nắm rõ thông tin về các thành viên, cập nhật, chia sẻ và làm cầu nối các thành viên với nhau khi nhận thấy khả năng hợp tác. Để có sự kết nối phù hợp, người quản lý cộng đồng phải hiểu giá trị, nhu cầu và tính cách của những thành viên trong cộng đồng.

Phòng làm việc tại một Coworking Space

Coworking Space được nhiều startup công nghệ lựa chọn

Mô hình Co-working Space tại Việt Nam hiện nay như thế nào?

Với việc khuyến khích từ chính phủ về việc phát triển kinh tế và tạo điều kiện khởi nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng mạnh trong thời gian qua. Đó chính là yếu tố thúc đẩy mô hình co-working phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ. Dù chỉ mới bắt đầu trong vài năm qua nhưng tới thời điểm này số lượng co-working tại Việt Nam đã lên đến gần 30 địa điểm và còn hứa hẹn tăng mạnh trong thời gian tới. Có thể điểm qua một số co-working nổi bật tại Việt Nam như: Funny Coworking, Cogo, Sgarden, Tech Garden, HUB IT, Y-Nest DreamPlex, Saigon Co-working,Toong, Up Co-working, Citihub, OfficeHub,  Office168, Toong v.v..

Doanh thu chủ yếu của co-working là phí thuê vị trí ngồi làm việc, cho thuê địa điểm tổ chức sự kiện, phí kết nối, tư vấn startup. Hiện nay, mức giá trung bình thuê chỗ làm việc chung là 1 USD/giờ, 100 USD/tháng cho một chỗ ngồi làm việc, còn đối với thuê văn phòng riêng là 500 USD/1 tháng. Tuy nhiên tùy từng lựa chọn dịch vụ mà có mức phí khác nhau, khách hàng có thể lựa dịch vụ bổ sung phù hợp với nhu cầu như: dịch vụ về công nghệ thông tin: thiết kế web, ứng dụng…; văn phòng ảo, kế toán, dịch vụ hàng chính, nhận diện thương hiệu…

Tỉ suất lợi nhuận đến từ mô hình còn mới này được một người hoạt động trong ngành chia sẻ ở mức 10% và mất từ 2 đến 3 năm cho quá trình thu hồi vốn. Việc đầu tư kinh doanh co-working space được nhận định chỉ dành cho mô hình co-working space theo chuỗi, có xác định dài hạn và nguồn lực lớn.

Khách hàng của co-working chủ yếu là start-up giới công nghệ, các công ty từ 2-4 người và các freelancer. Mặc dù vậy vẫn có những doanh nghiệp lớn sử dụng dịch vụ này nhằm tìm kiếm một không gian sáng tạo và mới lạ cho nhân viên thay đổi môi trường, nâng cao hiệu suất làm việc.

Việc khách hàng của co-working space thường xuyên thay đổi và công việc quản lý khá nhiều thách thức. Để nâng cao chất lượng dịch vụ và “giữ chân” khách hàng nhiều đơn vị đã áp dụng phần mềm quản lý tòa nhà văn phòng chia sẻ SmartLand Office vào hoạt động của mô hình co-working space.

Xem thêm: Coworking space giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí